Nhân vật Mùi_cỏ_cháy

  • Hoàng (Nguyễn Năng Tùng vai Hoàng khi 20 tuổi, Nguyễn Hữu Mười vai Hoàng khi 60 tuổi), một người lính đồng thời là một nhà thơ hào hoa, lãng mạn, sinh viên khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhập ngũ ngày 6 tháng 9 năm 1971. Nhân vật này là bóng dáng thời còn trẻ của tác giả kịch bản Hoàng Nhuận Cầm,[1] là người dẫn chuyện và người tuyên ngôn chủ đề phim bằng chính số phận mình.[2] Hoàng là người duy nhất trong số bốn người còn sống sau 81 ngày đêm trận Thành cổ Quảng Trị và sau đó đã tham gia Chiến dịch Mùa Xuân 1975, gặp lại thủ trưởng cũ của mình ngay trước dinh Độc lập trong ngày 30 tháng 4 năm 1975. Mở đầu phim là cảnh Hoàng, lúc này đã 60 tuổi, trở lại Thành cổ Quảng Trị thắp hương cho đồng đội đã ngã xuống.
  • Thành (Lê Văn Thơm), một người lính vui tính hay hát chèo, sinh viên khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhập ngũ ngày 6 tháng 9 năm 1971. Anh luôn ân hận vì những lỗi lầm đã làm mẹ giận trước đây và day dứt vì khi mẹ giận lại không chịu nằm yên cho mẹ đánh, luôn mong ngày chiến thắng trở về để nằm xuống cho mẹ đánh thật đau. Mong muốn ấy chưa thực hiện được thì anh đã hi sinh tại Quảng Trị trong lúc ngăn cản lính Việt Nam Cộng Hòa cắm cờ vàng ba sọc đỏ trên Thành cổ.
  • Thăng (Tô Tuấn Dũng), hình bóng của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc,[3][4] sinh viên khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhập ngũ ngày 6 tháng 9 năm 1971. Anh viết nhật ký với những dòng tiên tri tháng 4năm 1975 sẽ là ngày toàn thắng, làm vai trò lính thông tin liên lạc, hi sinh trên sông Thạch Hãn khi đang nối liên lạc cho đài chỉ huy.
  • Long (Nguyễn Thanh Sơn), sinh viên khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhập ngũ ngày 6 tháng 9 năm 1971, một người lính thích hát và đánh đàn guitar. Trước giờ nhập ngũ, anh đã phải chứng kiến cảnh bố mẹ ly dị trong tòa án nên đã chạy về nhà xếp 2 cái giường ly thân làm 1 và mang ra chiến trường tấm ri-đô ngăn đôi căn phòng nhỏ. Trước ngày hành quân vào Nam, anh quen 1 người con gái quê giặt áo bên giếng làng qua tiếng đàn và cả 2 hẹn ước ngày trở về qua chiếc khăn tay thêu dòng chữ "Kỷ niệm 1971". Anh hi sinh trong giây phút hoảng loạn giữa bom pháo sau khi vượt sông Thạch Hãn. Nấm mộ của anh vừa chôn xuống đã bị trúng pháo nổ tung.
  • Đại đội trưởng Phong (Lê Chí Kiên), đại đội trưởng trong đơn vị của Hoàng, Thành, Thăng, Long, là người huấn luyện cho các tân binh và tham gia chỉ huy đơn vị tại Thành cổ Quảng Trị 1972. Nhân vật được khắc họa là 1 người nghiêm khắc với tân binh nhưng vui tính và giàu tình cảm với lính. Trong ngày chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, ông vô tình gặp lại Hoàng ở dinh Độc lập và ôm xiết lấy anh khóc khi thấy tấm ảnh 4 người lính chụp trước ngày nhập ngũ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mùi_cỏ_cháy http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2012/... http://tinhhinh.net/Ke-chuyen-viet-kich-ban-Mui-co... http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van... http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van... http://www.anninhthudo.vn/Giai-tri/Mui-co-chay-duo... http://www.anninhthudo.vn/Hau-truong/Hau-truong-da... http://www.anninhthudo.vn/Hau-truong/Mui-co-chay-s... http://baophunuthudo.vn/sites/epaper/PNTD/Detail.a... http://www.baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=99&mo... http://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/M...